13/12/2022 - 09:42 PM 267 lượt xem Cỡ chữ Trong thực tế, có một số hàng hóa đóng hàng vào container theo bộ, thí dụ một bộ bàn ghế sofa gồm 1 bàn, 1 ghế sofa dài và 1 ghế sofa 2 tay vịn, 1 ghế sofa không tay vịn và 2 đôn tròn như hình vẽ dưới đây: Làm thế nào để đóng các bộ sofa này vào cùng một container mà không phải đóng riêng từng loại nằm phân tán trên các container khác dẫn đến việc khó kiểm soát số lượng lô hàng, khó khăn khi thống kê bốc xếp và giao hàng cho khách hàng. Cube-IQ có hỗ trợ tính năng đóng hàng theo bộ (tiếng Anh gọi là Set). Giả sử bạn dự định cần đóng 01 container loại 40 feets để giao cho khách hàng loại sofa trên. Thông tin cụ thể cho việc đóng hàng của mỗi bộ sofa như sau: 01 bàn nước, kích thước 120 cm x 60 cm x 60 cm 01 ghế tay 2 vịn, kích thước 80 cm x 80 cm x 80 cm 02 ghế đôn, kích thước 30 cm x 30 cm x 60 cm 01 ghế không tay, kích thước 60 cm x 60 cm x 60 cm Như vậy, tỷ lệ các bộ phận của bộ bàn ghế sofa này theo thứ tự sẽ như sau: 1:1:2:1. Mở phần mềm Cube-IQ, trong cửa sổ “Load Setup” tiến hành khai báo các sản phẩm, container tương ứng như bình thường, ta có được kết quả nhập dữ liệu như sau: Tại cột số lượng (cột Qty) hiện tại hiển thị giá trị mặc định (=1) do phần mềm Cube-IQ quy định. Tiến hành nhập lại số lượng tại cột số lượng (Qty) cho mỗi loại sản phẩm phụ theo tỷ lệ 1:1:2:1 có trong bộ sản phẩm (Set). Sau khi cập nhật ta có kết quả như sau: Tiếp theo, vào “Loading Rules” tab trong cửa sổ “Load Setup” để chọn mục “Load Proportionally” như hình dưới đây: Sau khi nhấn nút “Optimize”, Cube-IQ sẽ cho chúng ta kết quả đóng hàng sơ bộ gần đúng theo tỷ lệ yêu cầu lý tưởng 1:1:2:1 cho mỗi container. Cụ thể số lượng cho mỗi sản phẩm phụ ở đây là 50:52:106:50. Như vậy, mỗi container 40 feets sẽ đóng được: 50 chiếc bàn nước, 52 ghế sofa tay vịn, 106 đôn kèm theo và 50 chiếc ghế sofa không tay. Lưu ý: tính năng “Load proportionally” chỉ kích hoạt một lần khi chọn, sau khi chọn xong và bấm nút “Opitimize” thì nó sẽ tự động tắt. Do đó, nếu bạn muốn xem các kết quả khác nhau của việc đóng theo hàng theo bộ thì phải lặp lại bước trên cho mỗi lần tối ưu lại kế hoạch bốc xếp Kết quả này không đúng như mong đợi theo tỷ lệ 1:1:2:1, nhưng căn cứ vào đó chúng ta biết được số bộ sofa tối đa có thể xếp vừa vào một container. Trong ví dụ này, có thể biết được số bộ sofa thực tế có thể xếp vừa vào container sẽ là 50 bộ (tiêu chí thường chọn là lấy giá trị nhỏ nhất – Min tương ứng hoặc các giá trị lân cận để đảm bảo các thông số tải trọng tối đa, sử dụng thể tích container tối đa hoặc số lượng chẵn tròn chục để dễ kiểm soát tồn kho…). Việc quyết định số bộ sản phẩm thực tế sẽ do bạn quyết định dựa theo giá trị giới hạn trên. Quay lại danh sách sản phẩm “Products list”, chúng ta nhập số lượng các sản phẩm phụ theo số lượng đóng thực tế sẽ là 50 x tỷ lệ của sản phẩm phụ đó trong bộ, lần lượt sẽ là 50:50:100:50. Tiếp đó, nhấp nút “Optimize” một lần nữa, bạn sẽ có kế hoạch xếp tải cuối cùng cho mỗi container cho lô Sofa mà bạn cần đóng. Trên đây là cách ước tính số lượng bộ sản phẩm cần đóng vào một container cụ thể mà không có lẫn các hàng hóa khác. Tuy nhiên, trong thực tế có trường hợp phát sinh đóng hỗn hợp các sản phẩm theo bộ (bàn ghế thành phẩm) và không theo bộ (ví dụ các phụ tùng dự phòng kèm theo để hỗ trợ quá trình lắp ráp như bu long, ốc vít, thanh đỡ…) trong cùng một container. Khi đó chúng ta làm như sau: Bước 1: Thực hiện đóng hàng vào container cho các sản phẩm đi theo bộ như hướng dẫn trên. Bước 2: Thực hiện “khóa” kế hoạch xếp tải cho các sản phẩm đi theo bộ bằng cách nhấp chuột phải vào số thứ tự container và chọn “Fix the load in this container” Bước 3: Thêm các sản phẩm đóng kèm cùng container vào “Products list” trong cửa sổ “Load Setup”. Trong thí dụ dưới đây sẽ thêm các sản phẩm phụ đóng thêm là Bu-lông, Ốc vít, Thanh đỡ ngang…cùng với số lượng tương ứng của nó. Bước 4: Thực hiện tạo kế hoạch bốc xếp cho những sản phẩm phụ đi kèm mới thêm vào bằng cách, nhấp chuột phải tại số thứ tự của container và chọn mục “Re-Optimize this Container” Bước 5: Tiếp đó, cửa sổ Re-Optimize xuất hiện, trong đó có hiển thị số lượng kiện hàng đã được “Khóa” vị trí của các sản phẩm đi theo bộ (set), và tổng số lượng kiện hàng cần đóng vào container của chuyến hàng. Nhấp nút “Optimize” trong cửa sổ “Re-Optimization” để thực hiện tạo kế hoạch xếp tải cho sản phẩm đi kèm. Kết quả là phần mềm sẽ tạo ra một kế hoạch xếp tải mới với cả các sản phẩm đi theo bộ (đã được “khóa” cố định vị trí) – được hiển thị bằng các khối hộp màu trắng xám và các sản phụ đi kèm – các khối hộp có màu sắc khác nhau. Như vậy, trên đây mình đã hướng dẫn chi tiết cho các bạn tạo kế hoạch xếp tải hàng hóa vào container cho các sản phẩm đóng theo bộ (set) trong các trường hợp đóng nguyên container và đóng hỗn hợp với các sản phẩm phụ đi kèm. Chúc các bạn sử dụng phần mềm Cube-IQ hiệu quả. Về trang trước Gửi email In trang Tweet
Hướng dẫn sử dụng Stack Code và Stacking Matrix để quy định trình tự xếp chồng hàng hóa trong Cube-IQ 13/12/2022 270 lượt xem Nếu bạn đã sử dụng phần mềm Cube-IQ mà không biết về Stack Code hoặc Stacking Matrix thì chưa thể sử dụng hết các tính năng độc đáo mở rộng mà phần mềm này mang lại, đây là tính năng đặc biệt mà chỉ có phần mềm Cube-IQ có.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Cube-IQ (cơ bản) 13/12/2022 440 lượt xem Sử dụng phần mềm Cube-IQ rất là dễ dàng. Bài viết sau đây hướng dẫn cho các bạn mới sử dụng Cube-IQ để tạo kế hoạch bốc xếp hàng hóa vào container.
Hướng dẫn nhập dữ liệu từ Excel vào Cube-IQ 13/12/2022 366 lượt xem Việc nhập dữ liệu cho hàng hóa, sản phẩm (thường được gọi là Products) cho một chuyến hàng (thường được gọi là Shipment) mất khá nhiều thời gian. Mặt khác, các dữ liệu này thường được người dùng lưu trữ dưới các tệp Excel ban đầu (định dạng đuôi là .xls, .xlsx, .csv…). Cube-IQ có chức năng hỗ trợ nhập dữ liệu từ Excel để giúp bạn rút ngắn thời gian tối ưu việc sắp xếp hàng hóa (thường được gọi là Load Plan) vào container.
Ứng dụng phần mềm tối ưu sắp xếp hàng hóa trên xe tải và container trong lĩnh vực vận tải (Logostics) 13/12/2022 245 lượt xem Làm thế nào để tận dụng không gian của các phương tiện thùng carton, xe tải, container, ULD... để bốc xếp được nhiều hàng hóa nhất có thể là bài toán khó và mất nhiều thời gian đối với các nhân viên logistics. Tuy nhiên, sử dụng các phần mềm chuyên dụng tự động hóa quá trình lập kế hoạch bốc xếp hàng hóa vào container như Cube-IQ, CargoWiz, EasyCargo... chỉ trong vài phút các bạn đã có bản kế hoạch bốc xếp tường mình, theo ý muốn. Hãy tham khảo bài viết sau đây để biết thêm lợi ích khi sử dụng các phần mềm này trong lĩnh vực vận tải.