12/08/2018 - 12:00 AM 4.859 lượt xem Cỡ chữ Trong sự kiện Microsoft BUILD 2018 vừa qua, tập đoàn Microsoft đã giới thiệu những công nghệ mới giúp mọi developers trở thành AI developers, thông qua Microsoft Azure, Microsoft 365 và các nền tảng khác. Hướng tới AI hiện tại đang là một xu hướng vô cùng quan trọng với các developers, nhất là khi công nghệ đang dần thay đổi cách chúng ta sống và làm việc mỗi ngày, thông qua đám mây và các thiết bị ngoại biên (edge devices). “Kỷ nguyên của đám mây thông minh và ranh giới thông minh nằm trong tầm tay của chúng ta” – Satya Nadella, CEO, Microsoft nhấn mạnh. “ Những bước tiến này đem đến cho các nhà phát triển nhiều cơ hội, đồng thời, họ cũng gánh trên vai trách nhiệm phải đảm bảo sự tin cậy cũng như những lợi ích được mang lại.” Nhằm khẳng định quyết tâm mang đến những sản phẩm và ứng dụng AI hữu dụng, Microsoft cũng công bố chương trình 5 năm: AI for Accessibility. Chương trình trị giá 25 triệu đô này hướng đến mục tiêu giúp hơn 1 tỷ người khuyết tật trên thế giới sống trọn vẹn hơn với sức mạnh của AI. Tiếp nối thành công của chương trình AI for Earth trước đây, AI for Accessibility là sự đầu tư tổng hợp từ chi phí, công nghệ và chuyên môn. Những ý tưởng đến từ chương trình này cũng sẽ được tích hợp vào dịch vụ Microsoft Cloud. Những bước tiến mới trên đám mây thông minh và ranh giới (edge) thông minh Các thiết bị thông minh ngày càng được sử dụng nhiều hơn trên toàn cầu. Con số các thiết bị dự kiến sẽ là hơn 20 tỷ vào năm 2020. Những thiết bị này sẽ trở nên ngày càng thông minh hơn, với những khả năng nghe, nhìn, tự vấn và tiên đoán mà không cần phải liên tục kết nối bằng đám mây. Đó chính là điện toán ranh giới thông minh. Đây là cơ hội mở dành cho cá nhân, doanh nghiệp và tất cả các ngành, từ phòng vận hành cho đến các nhà máy. Microsoft công bố những bước tiến mới giúp developers có thể tiến xa hơn đến điện toán ranh giới: Mã nguồn mở Azure IoT Edge Runtime: giúp sửa chữa, debug, đồng thời minh bạch và quản lý dễ dàng hơn với những ứng dụng trên điện toán ranh giới. Custom Vision: sẽ chạy trên Azure IoT Edge, giúp những thiết bị như drones và thiết bị công nghiệp thực hiện những hành động quyết định một cách nhanh chóng mà không cần phải kết nối vào đám mây. Đây là Dịch vụ Azure Cognitive đầu tiên hỗ trợ điện toán ranh giới, và sẽ còn nhiều dịch vụ nữa ra mắt trên Azure IoT Edge trong những tháng tiếp theo DJI, công ty drone lớn nhất thế giới sẽ hợp tác với Microsoft để tạo ra 1 SDK cho các máy tính sử dụng Windows 10, và công ty này cũng đã lựa chọn Azure là dịch vụ đám mây để phát triển các drone Thương mại và các giải pháp SaaS khác. SDK mang lại khả năng điều khiển lộ trình bay cũng như truyền dữ liệu thời gian thực cho hơn 700 triệu các thiết bị kết nối chạy trên Windows 10 toàn cầu. DJI và Microsoft sẽ cùng phát triển những giải pháp hỗ trợ nông nghiệp, xây dựng cũng như an toàn cộng đồng, sử dụng những thế mạnh của Azure IoT Edge và dịch vụ AI của Microsoft. Microsoft công bố hợp tác với Qualcomm Technologies, Inc phát triển bộ tầm nhìn AI cho developer, chạy trên Azure IoT Edge. Giải pháp này mang đến những phần cứng cũng như phần miềm cần thiết để phát triển những giải pháp IoT sử dụng camera. Developer có thể tạo ra những giải pháp sử dụng các dịch vụ Azure Machine Learning, tận dụng những lợi thế phần cứng trên nền tảng Qualcomm® Vision Intelligence Platform và Qualcomm® AI Engine. Các camera cũng hỗ trợ các dịch vụ Azure mới, như machine learning, stream analytics và cognitive services, có thể được tải xuống từ cloud và chạy trên edge. Kỷ nguyên của dữ liệu và AI Sử dụng dữ liệu, machine learning và cognitive intelligence, các developer có thể xây ựng và quản lý những giải pháp AI giúp thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và tương tác: Chương trình Kinect for Azure: một bộ cảm biến chiều sâu thế hệ mới dành riêng cho AI trên Edge. Xây dựng trên sự thành công của Kinect, thông qua HoloLens, chương trình Kinect for Azure hỗ trợ các developer làm việc trong môi trường thông minh, Nhờ sự hỗ trợ của Azure AI mà việc nhận diện chuyển động sẽ chính xác hơn và nhanh hơn, giảm độ trễ cho những thứ như game, thiết kế, mô phỏng thời gian thực…. Speech Devices SDK giúp xử lý âm thanh đa nguồn, nâng cao khả năng nhận diện giọng nói, bao gồm lọc tạp âm, tiếng vọng và hơn thế nữa. Các developers có thể ứng dụng Speech Devices SDK khi xây dựng những giải pháp sử dụng giọng nói như hệ thống drive-thru để mua hàng, hỗ trợ trên xe và trong nhà, loa thông minh và những trợ lý kỹ thuật số khác. Azure Cosmos DB updates hỗ trợ trên cả điện toán đám mây và điện toán ranh giới, nay lại an toàn hơn với VNET, giúp tối ưu hiệu quả chi phí hơn với quy mô toàn cầu. Bản preview của Project Brainwave đã có trên Azure và trên Edge. Project Brainwave giúp Azure trở thành đám mây chạy AI thời gian thực nhanh nhất và hiện đã được tích hợp với Azure Machine Learning. Project Brainwave cũng hỗ trợ phần cứng Intel FPGA và hệ thống ResNet50-based neural. Bản nâng cấp của dịch vụ Azure Cognitive bao gồm dịch vụ giọng nói đồng bộ và khả năng nhận diện giọng nói và text-to-speech tốt hơn. Cùng với Custom Vision, những bản nâng cấp này giúp các developers dễ dàng thêm những tính năng thông minh và ứng dụng của họ. Những bản nâng cấp mới nhất của Bot Framework và Cognitive Services sẽ giúp những con bot thế hệ mới có thể thực hiện hội thoại một cách tự nhiên hơn với tính cách và giọng nói được tùy chọn để phù hợp với định hướng thương hiệu của các công ty. Bản preview của Azure Search tích hợp Cognitive Services: kết hợp AI với những công nghệ indexing, giúp việc tìm kiếm thông tin bằng văn bản hoặc hình ảnh diễn ra dễ dàng hơn. Trải nghiệm đa giác quan và đa thiết bị MMicrosoft cũng giới thiệu những khả năng thực tế hỗn hợp (mixed reality) nhằm mang lại những trải nghiệm thú vị: A new initiative, Project Kinect for Azure — a package of sensors from Microsoft that contains our unmatched time of flight depth camera, with onboard compute, in a small, power-efficient form factor — designed for AI on the Edge. Project Kinect for Azure brings together this leading hardware technology with Azure AI to empower developers with new scenarios for working with ambient intelligence. Chương trình Kinect for Azure: bộ cảm biến chiều sâu thế hệ mới, nhỏ gọn nhưng vô cùng mạnh mẽ, được thiết kế dành riêng cho AI trên Edge. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữ công nghệ phần cứng hàng đầu với Azure AI, hỗ trợ các developers làm việc với môi trường thông minh. Với Microsoft Remote Assist, cá nhân có thể dễ dàng tương tác từ xa, thực hiện các cuộc gọi video, chia sẻ hình ảnh và chú thích thực tế hỗn hợp. Với Microsoft Layout, người dùng có thể thiết kế không gian trên thực tế hỗn hợp. Đưa vào các hình ảnh 3D để sáng tạo nên không gian phòng trong thế giới thực, trải nghiệm thiết kế và những hình ảnh holograms chất lượng cao trong không gian thực tế ảo, đồng thời chia sẻ, chỉnh sửa trong thời gian thực. Công cụ và trải nghiệm hiện đại cho mọi nền tảng và mọi ngôn ngữ. Với Microsoft, các developers có thể xây dựng kỷ nguyên của điện toán ranh giới thông minh thông qua Azure, Microsoft 365 và các nền tảng khác, sử dụng ngôn ngữ và framework mà họ mong muốn: Với Azure Kubernetes Service (AKS), developers có thể đơn giản hóa cách xây dựng và chạy các giải pháp container-based mà không cần hiểu biết sâu sắc về Kubernetes. Microsoft cũng hỗ trợ Kubernetes cho các thiết bị Azure IoT Edge. Visual Studio IntelliCode là tính năng mới giúp cải thiện việc phát triển phần mềm trên nền tảng AI. IntelliCode đưa ra những gợp ý thông minh, giúp cản thiện các chất lượng coding và hiệu suất. Bản preview của Visual Studio Live Share, cho phép developers tương tác thời gian thực dễ dàng hơn, an toàn hơn với các thành viên trong nhóm, chỉnh sửa và debug trực tiếp bằng những công như như Visual Studio 2017 và VS Code. Hợp tác với GitHub, Microsoft tích hợp Visual Studio App Center và GitHub, giúp các developers của GitHub xây dựng ứng dụng iOS và Android với quy trình DevOps tự động ngay trên GitHub. Microsoft Azure Blockchain Workbench mới nay trở nên dễ dàng hơn trong việc phát triển ứng dụng blockchain bằng cách gắn hệ thống blockchain hỗ trợ nền tảng Azure với dịch vụ đám mây như Azure Active Directory, Key Vault và SQL Database, giảm thiểu thời gian phát triển proof-of-concept. Nguồn: https://news.microsoft.com/vi-vn/ Về trang trước Gửi email In trang Tweet
Linux container là gì? 08/01/2024 174 lượt xem Linux® container là một tập hợp gồm 1 hoặc nhiều tiến trình được tách biệt khỏi phần còn lại của hệ thống. Tất cả các tệp cần thiết để chạy chúng đều được cung cấp từ một ảnh image riêng biệt, nghĩa là các Linux containers có tính di động và nhất quán khi chúng chuyển từ giai đoạn phát triển, thử nghiệm và cuối cùng là sản xuất. Điều này làm cho chúng được sử dụng nhanh hơn nhiều so với các quy trình phát triển dựa vào việc sao chép các môi trường thử nghiệm truyền thống. Do tính phổ biến và dễ sử dụng của chúng, các container cũng là một phần quan trọng trong bảo mật CNTT.
Container orchestration là gì? 08/01/2024 178 lượt xem Điều phối vùng chứa “Container orchestration” tự động hóa việc triển khai, quản lý, mở rộng quy mô và kết nối mạng các vùng chứa “Containers”. Các doanh nghiệp cần triển khai và quản lý hàng trăm hoặc hàng nghìn Linux® container và máy chủ hosts có thể hưởng lợi từ việc điều phối vùng chứa.
Containers vs VMs 08/01/2024 170 lượt xem Containers và Máy ảo “Virtual machines (VMs)” là 2 phương pháp tiếp cận Môi trường điện toán đóng gói “Packaging Computing Environments” kết hợp nhiều thành phần CNTT “IT Components” khác nhau và tách biệt chúng khỏi phần còn lại của hệ thống. Sự khác biệt chính giữa cả hai là những thành phần nào được tách biệt, do đó ảnh hưởng đến quy mô và tính di động của từng phương pháp.
Máy ảo (VM) là gì? 08/01/2024 174 lượt xem Máy ảo (tiếng Anh là Virtual Machine, viết tắt là VM) là một môi trường ảo hoạt động như một hệ thống máy tính ảo với CPU, bộ nhớ, giao diện mạng và bộ lưu trữ riêng, được tạo trên hệ thống phần cứng vật lý (nằm ngoài hoặc tại chỗ). Phần mềm được gọi là bộ ảo hóa hay Trình ảo hóa “Hypervisor” sẽ tách các tài nguyên của máy khỏi phần cứng và cung cấp chúng một cách thích hợp để VM có thể sử dụng chúng.
KVM là gì? 08/01/2024 170 lượt xem Kernel-based Virtual Machine (KVM) (tiếng Việt: Máy ảo dựa trên nhân hệ điều hành) là một công nghệ ảo hóa nguồn mở được tích hợp trong Linux®. Cụ thể, KVM cho phép bạn biến Linux thành một trình ảo hóa “Hypervisor” cho phép máy chủ chạy nhiều môi trường ảo biệt lập được gọi là máy khách “guests” hoặc máy ảo (VM - Virtual machines).
Điện toán đám mây là gì? 09/02/2023 242 lượt xem Điện toán đám mây cho phép khách hàng sử dụng cơ sở hạ tầng và ứng dụng qua internet mà không cần cài đặt và bảo trì chúng tại chỗ
Hybrid Cloud là gì? 09/02/2023 246 lượt xem Hybrid cloud (tạm dịch sang tiếng Việt là Đám mây lai) kết hợp và thống nhất Public Cloud (đám mây công cộng), Private Cloud (đám mây riêng) và On-premises infrastructure (cơ sở hạ tầng tại chỗ) để tạo ra một cơ sở hạ tầng CNTT duy nhất, linh hoạt, tối ưu về chi phí.
Kubernetes là gì? 08/02/2023 276 lượt xem Kubernetes là một nền tảng điều phối bộ chứa mã nguồn mở tự động hóa việc triển khai, quản lý và mở rộng quy mô các ứng dụng được chứa.
Machine Learning là gì? 07/02/2023 301 lượt xem Phần giới thiệu về học máy Machine Learning này cung cấp tổng quan về lịch sử, các định nghĩa quan trọng, ứng dụng và mối quan tâm của nó trong các doanh nghiệp ngày nay.
DevOps là gì? 07/02/2023 238 lượt xem DevOps tăng tốc độ phân phối phần mềm chất lượng cao hơn bằng cách kết hợp và tự động hóa công việc của các nhóm vận hành CNTT và phát triển phần mềm
Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì? 06/02/2023 236 lượt xem Trí tuệ nhân tạo (tiếng Anh là Artificial intelligence, viết tắt là AI) tận dụng máy tính và máy móc để bắt chước khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định của tâm trí con người.
Làm thế nào để tránh đạo văn 16/10/2020 12.881 lượt xem Nếu bạn là sinh viên của một trường đại học, thì bạn nhất thiết phải tránh đạo văn trong tác phẩm của mình; nếu không, bạn có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt có thể khiến bạn không hoàn ...
Đạo văn là gì? 16/10/2020 14.809 lượt xem Định nghĩa đạo văn Từ điển Merriam Webster định nghĩa hành vi đạo văn "Plagiarism" là; "Ăn cắp và chuyển giao ý tưởng hoặc lời nói của người khác như là của riêng mình". Nói một cách đơn giản, đạo văn...
Hậu quả của việc đạo văn 15/10/2020 7.237 lượt xem Không nên có bất kỳ sự trì hoãn nào, hãy xem xét tất cả những ảnh hưởng có thể mà bạn sẽ phải đối mặt nếu bạn sao chép đạo văn của người khác: Đối với lĩnh vực giáo dục Ngày nay, vi phạm bản quyền đã ...
IP address là gì? 17/09/2020 15.040 lượt xem IP address là gì? Nội dung bài viết: 1. IP address là gì? 2. Giao thức Internet Protocol (IP) 3. Các phiên bản của giao thức IP 4. Địa chỉ IPv4 5. Địa chỉ IPv6 6. Phân giải địa chỉ IP address 1....
Ping là gì? 17/09/2020 3.137 lượt xem Ping là gì? Nội dung bài viết: 1. Ping là gì? 2. Ping hoạt động như thế nào? 3. Định dạng tin nhắn Ping 4. Tiện ích Ping 5. Các khóa và biến của Ping 6. Cách sử dụng Ping 7. Bảo mật 1. Ping là g...
Virtualization (ảo hóa) là gì? 16/09/2020 6.316 lượt xem Ảo hóa là gì? Nội dung bài viết: 1. Ảo hóa là gì? 2. Bộ phận ảo hóa 3. Ảo hóa phần cứng 4. Ảo hóa lồng nhau 5. Ảo hóa khác 6. Lợi ích của ảo hóa 7. Nhược điểm của ảo hóa 8. Vấn đề bảo mật máy ảo 1...
NetFlow là gì? 16/09/2020 4.169 lượt xem NetFlow là gì? Nội dung bài viết: 1. NetFlow là gì? 2. Cách thức hoạt động của NetFlow 3. Ví dụ về NetFlow command 4. Sử dụng NetFlow 5. Cơ sở hạ tầng NetFlow Infrastructure 1. NetFlow là gì? - ...
Syslog là gì? 16/09/2020 5.790 lượt xem Syslog là gì? Nội dung bài viêt: 1. Syslog là gì? 2. Định dạng thông báo Syslog 3. Ví dụ về thông báo Syslog 4. Syslog Server 5. Bảo mật 6. Thiết kế Syslog 7. Sử dụng Syslog 1. Syslog là gì? ...
Bandwidth (Băng thông) là gì? 14/09/2020 8.960 lượt xem Bandwidth (Băng thông) là gì? Nội dung bài viết: 1. Bandwidth trong Máy tính là gì? 2. Đơn vị đo băng thông 3. Phương pháp đo băng thông 4. Phân biệt Băng thông & Tốc độ & thông lượng 5. Tại sao phả...